Kỹ sư là ai?

 Kỹ sư là ai?  Ít nhiều ai trong chúng ta đều nghe nói đến lớn lên sẽ làm Kỹ sư, Bác sĩ. Từ kỹ sư từ lâu đã đi vào tâm trí của mọi người như...

 Kỹ sư là ai? 

Ít nhiều ai trong chúng ta đều nghe nói đến lớn lên sẽ làm Kỹ sư, Bác sĩ. Từ kỹ sư từ lâu đã đi vào tâm trí của mọi người như là một nghề nghiệp cao quý, công việc ổn định liên quan đến kỹ thuật nhưng chúng ta có thật sự hiểu về Kỹ sư?, Họ là ai?


Kỹ sư thực chất là một từ Hán Việt: chữ Kỹ trong Kỹ thuật và chữ Sư có nghĩa là Thầy trong tiếng Việt, vậy nôm na dễ hiểu nhất Kỹ sư có nghĩa là một bậc thầy về kỹ thuật, một người đứng đầu trong một ngành kỹ thuật nào đó như: Cơ khí, xây dựng, điện, điện tử, khoa học máy tính, hệ thống mạng,... và còn rất rất nhiều chuyên ngành trong mỗi ngành nữa.

Theo Wiki họ định nghĩa kỹ sư như là một nhà thực hành kỹ thuật, những người phát minh ra thiết kế, sáng chế, sáng tạo, phân tích, xây dựng và thử nghiệm các máy móc, cấu trúc, hệ thống để hoàn thành mục tiêu và yêu cầu trong khi xem xét đến hạn chế từ thực tiễn, quy định, tính an toàn và chi phí, công việc của các kỹ sư hình thành từ sự liên kết của những khám phá khoa học và các ứng dụng của chúng, các ứng dụng phục vụ con người, và các nhu cầu thương mại, kinh doanh cũng như cuộc sống. 

Làm sao để trở thành một Kỹ sư? 

Tham khảo: Tại sao tôi chọn làm một kỹ sư? Ở Việt nam hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới để trở thành một kỹ sư hay được công nhận thì người đó phải có bằng cấp được cấp bởi các trường đại học chuyên về kỹ thuật theo chương trình từ 4-5 năm(tùy theo quốc gia), chương trình đào tạo chuyên sâu từ lý thuyết cho đến thực hành về một lĩnh vực kỹ thuật cụ thể nào đó như: xây dựng, cơ khí, hàng không, điện,... Cho nên bạn nào ở Việt nam muốn trở thành kỹ sư thì chỉ cần tốt nghiệp phổ thông rồi thi vào các trường đại học về kỹ thuật sau khi học xong các bạn sẽ được cấp bằng kỹ sư và bắt đầu sự nghiệp của mình được rồi đó. Các trường đào tạo kỹ sư nổi tiếng ở nước ta có: Đại học Bách Khoa, Học viện kỹ thuật quân sự, Đại học sư phạm kỹ thuật,...


Các cấp bậc của một kỹ sư: 

- Graduate Engineer: là những bạn mới ra trường hay tiếng việt còn gọi là kỹ sư tập sự, với cấp bậc này chủ yếu là học hỏi những kỹ sư đã có kinh nghiệm.

- Assistant Engineer: là những bạn kỹ sư ra trường từ 1-2 năm cũng có chút kinh nghiệm làm việc, công việc của cấp này chủ yếu là trợ lý cho các kỹ sư chính.

- Engineer: Cấp này là kỹ sư đã có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, đã thực hiện thành công vài dự án và chính thức được gọi là kỹ sư, có thể đứng riêng một dự án và hướng dẫn cho các bạn mới.

- Senior Engineer: Hay còn gọi là kỹ sư cấp cao, thường là những anh có kinh nghiệm từ 5 - 10 năm sẽ nằm trong nhóm này, họ thường giải quyết, thực hiện những dự án khó, những sự cố bất thường với kinh nghiệm này cũng có thể để đào tạo những kỹ sư khác non kinh nghiệm hơn.

- Expert Engineer, Assistant engineering manager,... những cấp bậc cao hơn nữa, ở những cấp bậc này họ là Master( Bậc thầy kỹ thuật trong lĩnh vực của họ), đều là những người có kinh nghiệm lâu năm và trải qua rất nhiều tình huống khó khăn trong ngành, ở những cấp này họ thường thiên về quản lý các kỹ sư khác hơn là chuyên môn.

Xem thêm: 

Bí kiếp cho sinh viên kỹ thuật

Tâm sự của một anh kỹ sư xây dựng


Anhkysu.com biên tập 

https://www.anhkysu.com/2021/08/ky-su-la-ai.html


Anhkysu.com: Nếu bạn thích bài viết thì share cho bạn bè cùng đọc nhé!

Anhkysu.com - Trang tin kỹ sư - kỹ thuật - công nghệ

Có thể bạn sẽ thích